Kết quả tìm kiếm cho "dân tộc thiểu số Khmer xã Ô Lâm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 942
Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tri Tôn có gần 34% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Những năm qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) huyện, Huyện đoàn Tri Tôn và các xã, thị trấn hỗ trợ thanh niên DTTS Khmer khởi nghiệp thành công.
Là loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nhạc ngũ âm cần được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, ngành chuyên môn và các địa phương đang đào tạo đội ngũ kế thừa.
Với quan điểm xem doanh nghiệp (DN) là hạt nhân, là trọng tâm trong phát triển kinh tế, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết tâm thực hiện vai trò kiến tạo, hỗ trợ DN phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
An Giang đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động, đạt kết quả đáng khích lệ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch (DL), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2024.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở 77 khóm, ấp trên địa bàn huyện Tri Tôn diễn ra từ ngày 6/11 – 18/11/2024, trong không khí rộn ràng, ấm áp nghĩa tình. Đây cũng là dịp tăng cường khối đoàn kết, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Là xã còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) ở xã Lê Trì (huyện Tri Tôn) phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều câu lạc bộ (CLB) TDTT được thành lập, tạo sân chơi vui vẻ, bổ ích cho người dân và thanh niên nông thôn.
Chắc hẳn ai từng một lần ghé vùng đất Tri Tôn cũng đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng phảng phất sự huyền bí, cổ kính đặc trưng của Thất Sơn - Bảy Núi.
Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu theo nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh giao năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang ráo riết tổ chức chiến dịch nước rút ra quân gia hạn, cấp mới thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và tuyên truyền vận động đóng tiếp BHXH tự nguyện.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, từ ngày 6 - 15/11, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tri Tôn phối hợp với UBND 5 xã đặc biệt khó khăn, gồm: An Tức, Núi Tô, Ô Lâm, Lê Trì, Châu Lăng tổ chức tập huấn chuyên đề: “Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Trên 300 bà con dân tộc thiểu số Khmer 5 xã tham dự.
Từ ngày 4 - 7/11, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh thực hiện trình chiếu phóng sự trình diễn “Nghề gốm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer”, tại các xã: Ô Lâm, Châu Lăng, Núi Tô và Lương Phi (huyện Tri Tôn).
Chiều 6/11, UBMTTQVN huyện Tri Tôn chọn ấp Sà Lôn (xã Lương Phi) làm điểm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm; Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tri Tôn, hòa thượng Chau Sơn Hy đến dự.
Duy trì và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm tỉnh An Giang phát triển sản phẩm đặc trưng. Các sản phẩm này đã và đang được du khách gần xa biết đến, tạo điểm nhấn trong việc phát triển du lịch địa phương.